Lễ cúng cất nóc:
Nóc đối với nhà rất quan trọng, không có nóc không thành nhà. Nóc đối với nhà rất quan trọng, không có nóc không thành nhà. Nóc đối với nhà cũng như người cha đối với gia đình: một khi nóc nhà dột là phải sửa ngay.
“ Con có cha như nhà có nóc
Con không cha như nòng nọc không đuôi”
Nóc bảo vệ cho ngôi nhà được dùng làm hình ảnh ví von như người cha che chở cho con.
Nóc nhà quan trọng như vậy nên khi xây nhà có Lễ cất nóc, chữ gọi là lễ Thượng Lương.
Ngày nay, nhà đổ mái bằng thì “cất nóc” là đổ mái tầng cao nhất.
Phong tục thờ cúng lễ đổ bê tông (cất nóc).
Khi làm Lễ cất nóc, chủ nhà nhờ người xem ngày, kén giờ, để sau khi hoàn thành ngôi nhà, người ở trong nhà sẽ được mọi sự may mắn, bình yên.
Yêu cầu chung nhất là ngày giờ đó phải: hợp với việc tạo tác, có nhiều Cát thần, hợp với bản mệnh của người chủ sự, đủ điều kiện về xây dựng, tổ chức. Thường chọn ngày tốt: Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần…; tránh ngày xấu là ngày Hắc đạo, Sát thủ, Thổ cấm, Trùng tang, Hùng phục…
Ngày xưa phải cúng tam sinh (3 con vật), ngày nay đơn giản hơn nhưng cần phải có:
- Một con gà; Một đĩa xôi hoặc bánh chưng.
- Một đĩa muối; Một bát gạo; Một bát nước.
- Nửa lít rượu trắng; Bao thuốc, lạng chè.
- Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.
- Một bộ đinh vàng hoa; Năm lễ vàng tiền.
- Năm cái oản đỏ; Năm lá trầu, năm quả cau.
- Năm quả tròn; Chín bông hoa hồng đỏ.
(Mâm cúng miền Bắc)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét